Sữa rửa mặt: Cẩm nang những điều cần biết (p3)

Date

5 – Những tiêu chí lựa chọn sữa rửa mặt

Một sản phẩm sữa rửa mặt tốt không chỉ thích hợp với từng loại da mà cần đáp ứng những tiêu chí sau đây:

5.1- Về độ pH

Trên bề mặt da vốn có một lớp màng bảo vệ tự nhiên rất mỏng. Chúng được tạo nên từ dầu nhờn, các acid amin, acid béo, acid lactic, nước cùng độ ẩm tự nhiên… Lớp màng này đóng vai trò bảo vệ da khỏi những yếu tố gây hại từ môi trường bao gồm khói bụi, ánh nắng mặt trời,…

Lớp màng ẩm tự nhiên của da có tính acid tự nhiên với độ pH dao động trong khoảng 4,5-5,5. Các sản phẩm dưỡng da nói chung và sữa rửa mặt nói riêng thường có độ pH gần với pH tự nhiên của da để đạt hiệu quả chăm sóc tối ưu nhất. 

Sữa rửa mặt nên có độ pH gần nhất với pH tự nhiên của da Sữa rửa mặt với độ pH trên 7 có tính kiềm cao. Làn da bị làm sạch quá mức, trở nên căng đỏ, khô rít sau khi rửa mặt. Lớp acid tự nhiên bị phá hỏng, da mặt càng trở nên nhạy cảm và dễ kích ứng, nhanh lão hóa (xem dấu hiệu da bị lão hóa)…

Ngược lại, khi sản phẩm có độ pH quá thấp sẽ không mang lại hiệu quả làm sạch mong muốn. Da mặt trở thành môi trường thuận lợi để vi khuẩn gây mụn P.acnes phát triển. 

Các chuyên gia da liễu trên thế giới đều khuyên rằng, một sản phẩm rửa mặt phù hợp nên có độ pH trong khoảng 5,5,-6.5. Với mức độ này, sản phẩm vừa có thể làm sạch tốt, đồng thời bảo vệ da không bị kích ứng. 

5.2 Thành phần  

Khi lựa chọn bất kỳ sản phẩm dưỡng da nào, không chỉ độ pH mà bảng thành phần cũng là yếu tố cần được quan tâm. Trang bị cho mình các kiến thức căn bản sẽ giúp bạn chăm sóc da khoa học hơn. Một số thành phần dưới đây được khuyến cáo không nên có trong sữa rửa mặt.

Chất tẩy rửa mạnh Sodium Lauryl Sulfate (SLS): 

Đây là chất làm sạch, tạo bọt được dùng nhiều trong ngành công nghiệp mỹ phẩm. Tuy nhiên thành phần này tiềm ẩn nhiều tác hại khi dùng thường xuyên với nồng độ cao. SLS dễ làm da bị bào mòn, kích ứng… SLS còn khiến người dùng tăng nguy cơ bị đục thủy tinh thể, ung thư… 

Chất bảo quản Parabens 

Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng parabens (bao gồm methylparaben, propylparaben, isobutylparaben, propyl parahydroxybenzoate, ethylparaben,butylparaben…) có mối liên kết với bệnh ung thư vú và giảm khả năng sinh sản. 

Trong số đó, methylparaben có khả năng làm da lão hóa sớm.  Butylparaben và isobutylparaben là chất độc hại nhất kế đến là methyl- và ethylparaben. Hiện nay, nhiều hãng mỹ phẩm sử dụng phenoxyethanol thay thế cho parabens nhờ tính an toàn cho làn da và sức khỏe. 

Talc/talcum powder

Talc có nhiều trong các loại phấn rôm trẻ em và một số sản phẩm trang điểm dạng bột. Nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh rằng chất này có khả năng gây ra các bệnh ung thư phổi, da hay buồng trứng… 

FDA Hoa Kỳ đưa ra quy định về sử dụng Talc trong sản xuất mỹ phẩm. Cụ thể Talc vẫn có thể dùng trong mỹ phẩm nhưng phải xử lý loại bỏ chất gây ung thư asbestos, cũng như điều chỉnh hàm lượng ở mức cho phép. 

Tuy nhiên nếu Talc có trong sữa rửa mặt, không có gì đảm bảo được rằng liều lượng chất này ở mức an toàn. Tốt hơn hết, bạn nên chọn sữa rửa mặt không chứa Talc (Talc-free) để chăm sóc da.

Để hạn chế những chất hóa học độc hại cho sức khỏe, bạn có thể lựa chọn sữa rửa mặt thiên nhiên. Dòng sản phẩm thiên nhiên đa phần giảm thiểu được khả năng gây kích ứng. Thành phần dịu nhẹ bảo vệ da đồng thời nuôi dưỡng làn da bằng vitamin và dưỡng chất. 

5.3 – Cảm nhận của làn da

Bên cạnh thành phần, độ pH thì trải nghiệm khi sử dụng cũng giúp bạn đánh giá được chất lượng sữa rửa mặt.

Nhiều bạn vẫn nghĩ rằng sữa rửa mặt càng nhiều bọt càng làm sạch tốt. Đồng thời da khô căng sau khi dùng là biểu hiện của một làn da đã được làm sạch hoàn toàn. 

Trên thực tế, đây lại là dấu hiệu cho thấy sữa rửa mặt đang dùng chưa thực sự phù hợp với da của bạn. Sản phẩm nhiều hay ít bọt không đảm bảo được về độ làm sạch hay công dụng vượt trội. Nhiều sản phẩm làm sạch không bọt hay ít bọt như dạng sữa, dạng dầu. Chúng thậm chí còn có khả năng làm sạch sâu hơn những sản phẩm nhiều bọt. 

Điều quan trọng là bề mặt da được lấy đi những bụi bẩn, chất độc hại mà vẫn đảm bảo lớp màng ẩm tự nhiên được bảo vệ. Trải nghiệm tốt về sản phẩm là sau khi rửa mặt, da mặt bạn cảm thấy nhẹ bẫng, thông thoáng, nhưng không bong tróc, sần sùi. 

5.4 – Mùi hương 

Không ít người xếp yếu tố mùi hương vào một trong những tiêu chí để lựa chọn sữa rửa mặt và các sản phẩm chăm sóc da khác. Không thể phủ định rằng, mùi hương hấp dẫn thúc giục bạn quyết định mua hàng. Tuy nhiên, một điều quan trọng là bạn cần phải quan tâm đến nguồn gốc của hương thơm sản phẩm. 

Hương liệu (Fragrance) được dùng trong mỹ phẩm chia thành 2 loại:

Mùi hương chiết xuất từ thiên nhiên – natural fragrance hoặc tinh dầu essential oil. Hương liệu này thường có tính an toàn, mùi hương nhẹ nhàng và biến mất sau khoảng 5-10 phút sử dụng sản phẩm. Một số loại tinh dầu còn có công dụng trị liệu, giúp làn da được thư giãn.

Hương liệu mỹ phẩm thường được ghi chung là fragrance trong bảng thành phần. Hương tổng hợp từ các chất hóa học dễ gây kích ứng, nổi mẩn đỏ. Da bạn sẽ trở nên sần sùi, nhanh lão hóa hơn nếu sử dụng những sản phẩm chứa hương liệu tổng hợp trong thời gian dài. 

Hương liệu hóa học dễ gây kích ứng cho da Theo đó, bạn nên lựa chọn sữa rửa mặt không mùi hương tự nhiên, dễ chịu, không gây kích ứng cho da. Nhiều thành phần dưỡng da như chất chống oxy hóa bản chất đã có mùi hương tự nhiên và dễ chịu. Giống như việc chọn sản phẩm chăm sóc da thông thường, bạn nên nghiên cứu bảng thành phần cơ bản được ghi trên nhãn. 

More
articles

Scroll to Top